Sau một thời gian đối mặt với nhiều vụ việc điều tra phòng vệ thương mại, Hiệp hội Thép Việt Nam và các doanh nghiệp thép đã từng bước chuyên nghiệp hóa, đáp ứng các yêu cầu của cơ quan điều tra các nước cùng với sự chuẩn bị kỹ càng trong nội tại doanh nghiệp, nhờ đó nhiều vụ việc đã có được kết quả đáng ghi nhận Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), công nghiệp thép Việt Nam trong những năm qua đã không ngừng đổi mới, sáng tạo, đầu tư nhiều nhà máy tiên tiến hiện đại theo hướng đồng bộ, khép kín, cơ bản tự chủ được từ thượng nguồn tới hạ nguồn và đã đạt được những thành tựu đáng kể. Năm 2023, Việt Nam đã sản xuất trên 20 triệu tấn thép thô, xếp hạng thứ 12 thế giới (theo Hiệp hội Thép Thế giới), là quốc gia sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thép hàng đầu Đông Nam Á. Trong 10 tháng đầu năm 2024, sản xuất thép thô đạt hơn 18,194 triệu tấn, tăng 16% so với cùng kỳ năm 2023. Sản xuất thép thành phẩm các loại đạt 24,473 triệu tấn, tăng 8,5%. Bán hàng thép thành phẩm đạt 24,472 triệu tấn, tăng 15,6% so với 10 tháng năm 2023. Xuất khẩu thép thành phẩm 10 tháng đầu năm 2024 đạt 7,119 triệu tấn, tăng 6,2% so với cùng kỳ 2023. Sản phẩm thép được xuất khẩu đến hơn 30 quốc gia và khu vực trên thế giới như khu vực ASEAN (26%), EU (25%), Hoa Kỳ (15%), Đài Loan - Trung Quốc (4%),... Những năm qua, ngành thép đã đóng góp quan trọng vào tốc độ tăng trưởng GDP quốc gia, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế ở các địa phương nơi có các nhà máy thép hoạt động có hiệu quả. Dù vậy, trong hơn thập kỷ qua, song hành với những thành tựu kể trên, là những thách thức không nhỏ đến từ các vụ việc về phòng vệ thương mại đối với sản phẩm thép Việt Nam tại các thị trường xuất khẩu. “Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt trên thị trường thép toàn cầu, với xu thế hợp tác kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, thì các quốc gia, đặc biệt là tại các nước phát triển, Chính phủ các quốc gia này thường viện dẫn lý do bảo vệ an ninh quốc gia, việc làm và các lợi ích kinh tế khác để áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại như chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ và chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại. Xu hướng này đã và đang tác động đến toàn bộ thị trường thép thế giới và đặc biệt đến ngành thép Việt Nam”, VSA nhận định. Kể từ vụ việc đầu tiên đến tháng 11/2024, các vụ việc phòng vệ thương mại liên quan đến sản phẩm thép là 80 vụ việc (chiếm khoảng 30% số lượng các vụ việc phòng vệ thương mại liên quan đến hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam ra thị trường nước ngoài); trong đó kiện chống bán phá giá (47 vụ), kiện chống trợ cấp (4 vụ), kiện chống bán phá giá và chống trợ cấp (7 vụ), kiện điều tra áp dụng biện pháp tự vệ (13 vụ), kiện chống lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại (9 vụ). Tính theo quốc gia áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại, đứng đầu là Hoa Kỳ (18 vụ), sau đó lần lượt là Malaysia (10 vụ), Canada (8 vụ), Thái Lan (8 vụ), Ấn Độ (5 vụ), EU (4 vụ), Indonesia (4 vụ), Mexico (3 vụ), và các quốc gia khác. Đặc biệt, chỉ riêng từ đầu năm 2024 đến nay, ngành thép đã đối diện 7 vụ việc khởi xướng điều tra phòng vệ thương mại, chiếm khoảng 26% tổng số vụ việc phòng vệ thương mại đối với hàng hóa xuất khẩu Việt Nam trong năm 2024. Các vụ việc bao gồm 6 vụ điều tra chống bán phá giá khởi xướng bởi Canada (tháng 3/2024), Hàn Quốc (tháng 5/2024), Ấn Độ (tháng 8/2024), EU (tháng 8/2024), Thái Lan (tháng 9/2024), Malaysia (tháng 10/2024); và 1 vụ điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp khởi xướng bởi Hoa Kỳ (tháng 9/2024). Sau một thời gian đối mặt với nhiều vụ việc điều tra phòng vệ thương mại, Hiệp hội Thép Việt Nam và các doanh nghiệp thép đã từng bước chuyên nghiệp hóa, đáp ứng các yêu cầu của cơ quan điều tra các nước cùng với sự chuẩn bị kỹ càng trong nội tại doanh nghiệp, nhiều vụ việc đã có được kết quả đáng ghi nhận, như việc EC không áp biện pháp phòng vệ thương mại lên ống thép Việt Nam (nguyên đơn rút đơn); năm 2017, Australia kết luận không tồn tại hành vi bán phá giá của Việt Nam đối với mặt hàng thép dây dạng cuộn; năm 2019, Indonesia dừng quyết định áp thuế chống bán phá giá đối với mặt hàng tôn lạnh sau 2 năm điều tra; năm 2020, Australia chấm dứt điều tra chống bán phá giá/chống trợ cấp đối với mặt hàng ống thép chính xác; năm 2023, Mexico kết luận Việt Nam không tồn tại thị trường đặc biệt và mức thuế áp cho doanh nghiệp Việt Nam (6,4-10,84%) thấp hơn so với Trung Quốc (24-77%). Để có được những kết quả này, các doanh nghiệp đã nỗ lực, cố gắng trong việc chứng minh không tồn tại hành vi bán phá giá/lẩn tránh trước cơ quan điều tra. Từ đó, ngành thép đã rút ra kinh nghiệm để có thể chủ động trong việc ứng phó tốt hơn trong tương lai. Thứ nhất, chủ động tìm hiểu thông tin liên quan đến quy định pháp luật của các nước điều tra, từ đó hiểu được quy trình diễn ra của mỗi vụ việc điều tra chống bán phá giá/chống trợ cấp/chống lẩn tránh thuế hay tự vệ. "Quy định điều tra của mỗi biện pháp cũng như của mỗi quốc gia là khác nhau. Chẳng hạn như, trong vụ việc điều tra của Hoa Kỳ, bắt buộc phải có luật sư người Mỹ đại diện làm việc với Bộ Thương mại (DOC), hay Hoa Kỳ hiện chưa coi Việt Nam là một nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp cần phải có những theo dõi, phản biện sát sao về việc sử dụng giá trị thay thế, tránh việc DOC sẽ dùng giá trị gây bất lợi cho doanh nghiệp", ông Đinh Quốc Thái - Tổng thư ký VSA phân tích. Thứ hai, cải tiến hệ thống quản trị, chuẩn hóa hệ thống thông tin của mình, nhằm giúp cho việc truy xuất thông tin phục vụ cho các vụ việc phòng vệ thương mại được nhanh chóng và chính xác, đảm bảo tuân thủ các quy định về thời hạn trả lời Cơ quan điều tra. Thứ ba, chủ động theo dõi tiến độ vụ việc, thể hiện thái độ hợp tác với cơ quan điều tra, tránh việc bị coi là không hợp tác và sẽ bị áp mức thuế bất lợi cho doanh nghiệp. Thứ tư, chủ động rà soát thường xuyên kế hoạch/hoạt động xuất khẩu để được hưởng ưu đãi từ các hiệp định thương mại và tránh được những cuộc điều tra phòng vệ thương mại. Thứ năm, chủ động liên hệ và đề xuất giải pháp hỗ trợ, giúp đỡ cụ thể đến cơ quan nhà nước: Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương), cơ quan đại diện Việt Nam tại nước nhập khẩu, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)... “Trong quá trình đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp sản xuất/xuất khẩu thép của Việt Nam trước mỗi vụ việc phòng vệ thương mại, Hiệp hội nhận thấy kết quả kháng kiện phụ thuộc rất lớn vào chất lượng phối hợp giữa các bên liên quan giữa doanh nghiệp, Hiệp hội ngành hàng và cơ quan Nhà nước”, ông Đinh Quốc Thái chia sẻ. Trong thời gian tới, VSA cũng mong muốn Bộ Công Thương, cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam tại nước ngoài tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp. Trong đó, đề nghị Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) tiếp tục đưa ra các khuyến nghị kịp thời về vụ việc phát sinh, về kỹ thuật, lập luận, tư vấn triển khai các vụ việc; hỗ trợ trao đổi, trình bày lập luận, quan điểm của Chính phủ Việt Nam về kết luận của cơ quan điều tra liên quan đến các chương trình chính sách của phía Chính phủ Việt Nam. Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) tiếp tục hỗ trợ giới thiệu và tiếp tục kết nối các chương trình giao thương thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa thép. Thương vụ Việt Nam tại nước có nhập khẩu thép Việt Nam tiếp tục cập nhật, cảnh báo, hỗ trợ làm rõ quy định điều tra của Chính phủ nước nhập khẩu; hỗ trợ cung cấp danh mục các sản phẩm nước bạn cần, giới thiệu mạng lưới luật sư tư vấn, kết nối doanh nghiệp với cộng đồng các nhà nhập khẩu,... Đồng thời, hỗ trợ tham vấn hoặc tham gia cùng các doanh nghiệp trong các phiên tham vấn công khai tại nước khởi kiện trong trường hợp mà đại diện ngành hàng, nhà sản xuất/xuất khẩu không thể bố trí tham gia. "Mặc dù, các vụ việc phòng vệ thương mại là một thách thức rất lớn và gây ra tốn kém cho ngành thép Việt Nam, nhưng cũng là một cơ hội để doanh nghiêp thép nâng cao năng lực cạnh tranh, hội nhập sâu rộng vào thị trường thép toàn cầu và nền kinh tế thế giới", đại diện VSA khẳng định
Khép lại năm 2024, ngành thép Việt Nam đang được hưởng lợi từ nhu cầu thép trong nước, cũng như xuất khẩu ngày càng tăng...
(ĐTTCO) - Từ giữa tháng 9 đến nay, quặng sắt đã có đợt hồi phục khá mạnh với mức tăng hơn 26% trên sàn Đại Liên (Trung..
Nippon Steel hy vọng Tổng thống Biden sẽ đánh giá thương vụ này một cách công bằng dựa trên tình hình thực tế, qua đó giúp..
Trong giai đoạn 2025-2026, kỳ vọng giá thép xây dựng có thể tăng 7% và 8% lên 590 USD và 637 USD/tấn. Ảnh minh..
Năm 2024 đánh dấu một năm khá “bận rộn” với ngành thép nói chung và các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu thép cán nóng..
Năm 2025 được dự đoán là giai đoạn đầy triển vọng cho ngành thép nội địa Việt Nam. Với sự phục hồi kinh tế, nhu cầu..
Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định về việc rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đới với một..
Năm 2024, ngành khoáng sản, luyện kim đã giữ vững tăng trưởng một số loại sản phẩm khai thác, chế biến khoáng sản mang tính..
Với rủi ro biến động từ thị trường bên ngoài, kỳ vọng giá thép tiếp tục đi ngang, được hỗ trợ bởi sự hồi phục về..
Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia và Bộ Tài chính đã ban hành thông báo mở rộng việc thực hiện chính sách đổi mới..
Là quốc gia sản xuất và tiêu thụ thép hàng đầu Đông Nam Á, ngành thép Việt Nam đang đối mặt nhiều thách thức, trong đó..
Sau Tập đoàn Hoà Phát, một doanh nghiệp nhỏ trong ngành thép cũng báo lãi quý 3/2024 tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ năm..
Luỹ kế 9 tháng đầu năm 2024, công ty ghi nhận lỗ sau thuế gần 10 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ có lãi hơn 1 tỷ đồng. CTCP..
Mở rộng xuất khẩu không chỉ là một cơ hội lớn mà còn là thách thức đối với nền kinh tế của Việt Nam. Mặc dù thời..
kê khai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp, Thép Tấm Lá Thống Nhất xử phạt hành chính và truy thu tổng số tiền gần..
Maylaysia khởi xướng điều tra chống bán phá giá thép dây từ Việt Nam, trong khi Australia điều tra thép cán nóng Malaysia điều..
Thép Thủ Đức (TDS) báo lỗ cao kỷ lục thứ 2 trong lịch sử, bất chấp doanh thu tăng trưởng (CLO) CTCP Thép Thủ Đức (Mã: TDS)..
Giá thép và phế liệu sắt của Châu Á dự kiến sẽ tăng trong quý 4/2024, được hỗ trợ bởi các biện pháp kích thích kinh..
Lãnh đạo Bộ Công Thương khẳng định, nếu kết quả điều tra sơ bộ thép cán nóng nhập khẩu hội tụ đầy đủ các yếu tố..
Theo Bộ Công Thương, một số ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam có nguy cơ cao trở thành đối tượng bị một số quốc gia..
Theo Bộ Công Thương, nhu cầu thép cán nóng tại thị trường Việt Nam khoảng 13 triệu tấn/năm, do đó nhập khẩu vẫn là nguồn..
Sau giai đoạn khó khăn, có thể thấy giai đoạn chuyển mình của ngành thép đang diễn ra với kỳ vọng Luật Đất Đai và Luật..
(ĐTCK) Ngành công nghiệp thép của Trung Quốc sẽ phải đối mặt với một đòn gián tiếp nếu Tổng thống đắc cử Donald Trump..
Các nhà máythép tại Châu Âu đã và đang kêu gọi nhiều biện pháp thương mại hơn để giải quyết tình trạng xuất khẩu thép..
Như vậy, ứng cử viên tổng thống Mỹ của đảng Cộng hòa Trump đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống năm..
Quý III/2024, tổng lượng tồn kho ngành thép ước khoảng 75.000 tỷ đồng, tương đương cuối quý II trước đó. Con số này thấp..
Với tình hình sản xuất hiện tại, WorldSteel đã điều chỉnh dự báo nhu cầu thép toàn cầu năm 2024 từ mức tăng trưởng 1,7%..
Cuộc tranh chấp thương mại về thép đóng băng đang trở thành một phép thử sớm cho mối quan hệ giữa EU và chính quyền ông..
Dù nhiều nhà máy vẫn chịu lỗ và lĩnh vực bất động sản tiếp tục kìm hãm nhu cầu, các nhà phân tích nhận thấy đơn đặt..
Nếu Trung Quốc không thay đổi chiến lược hiện tại và quyết định tái bơm tiền vào thị trường nhà đất hoặc đẩy mạnh..
Thị trường thép đã chứng kiến nhiều sự biến động, vì giá nguyên liệu thô ngày càng biến động. Mặc dù nền kinh..
Tới nay, đầu tư công mới chỉ giải ngân được chưa tới 50% kế hoạch năm, nhưng vẫn hướng đến mục tiêu 31.12.2024 hoàn..
Nhiều đơn vị phân tích đều đánh giá ngành thép sẽ chịu tác động tiêu cực sau khi ông Donald Trump lên làm Tổng thống. Cổ..
Theo Công ty nghiên cứu thị trường BMI, một công ty của Fitch Solutions, đã duy trì dự báo giá quặng sắt năm 2025 ở mức trung..
Chỉ trong vòng 4 tháng đã có tới 3 nhà máy sản xuất thép lớn tại Pohang công bố đóng cửa gồm Pohang 2 của Hyundai Steel, Pohang..
Tổng cục Hải quan vừa có văn bản gửi các cục hải quan tỉnh, thành phố, cảnh báo về tình trạng doanh nghiệp khai báo sai tên..
Xuất khẩu chiếm tỷ trọng 30% doanh thu Hòa Phát, nên khi Dung Quất 2 đạt full công suất thì vẫn duy trì tỷ trọng này Chia sẻ..
thị trường thép trong nước giữ nguyên giá bán; quặng sắt tăng do nhu cầu mạnh mẽ của Trung Quốc. Giá thép tại miền..
(TBTCO) - Nhờ sự thúc đẩy mạnh mẽ từ các khoản đầu tư công vào cơ sở hạ tầng, cùng sự hồi phục của thị trường..
Là nhà sản xuất thép Việt Nam duy nhất làm được thép công nghệ cao, Hòa Phát đảm bảo đầu tư thiết bị, chuyển giao công..
Sản lượng thép thô toàn cầu tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái vào tháng 10 sau ba tháng liên tiếp giảm. Sản lượng tăng..
HĐQT Hoa Sen Group thông qua Nghị quyết về việc tăng vốn điều lệ Công ty TNHH MTV Hoa Sen Phú Mỹ từ 380 tỷ đồng lên 700 tỷ..
Sau thời gian dài lao dốc, ngành thép nước ta đã đón nhận nhiều tín hiệu phục hồi trong năm nay. Có thể nói, những điểm..
(ĐTCK) Ngành thép đang đón nhận những yếu tố tích cực, kỳ vọng sẽ tăng trưởng tốt trong giai đoạn cuối năm 2024 cũng như..
Hiệp hội Thép Đông Nam Á dẫn báo cáo của Mysteel về triển vọng thị trường thép nội địa Trung Quốc năm 2025 cho thấy cả..
Giá quặng sắt đã mất hơn 25% giá trị trong năm nay, trở thành một trong những nguyên liệu thô kém hiệu quả nhất. Mặt hàng..
Mexico vừa quyết định áp mức thuế 36,23% đối với sản phẩm dây thép hàn nhập khẩu từ Việt Nam, đánh dấu động thái cứng..
Một số báo cáo nghiên cứu thị trường nhận định rằng, năm 2025, ngành thép tiếp tục sẽ có nhiều diễn biến khả quanThép..
Những thông tin tích cực từ thị trường thép, động lực từ đầu tư công và các dự án giao thông trọng điểm, đang trở..
Ngành thép Ukraine đứng trước nguy cơ sụp đổ khi Pokrovsk - trung tâm sản xuất than cốc lớn nhất nước này có thể bị các..
Quặng sắt đang trên đà ghi nhận mức giảm hàng năm sâu nhất kể từ năm 2015, do khủng hoảng bất động sản tại Trung Quốc..
Nhu cầu thép nội địa sẽ tăng 10% trong năm 2025, khi thị trường bất động sản đã có sự phục hồi mạnh trong năm 2024 (số..
(CLO) SSI Research dự kiến nhu cầu thép nội địa sẽ tăng 10% trong năm 2025, khi thị trường bất động sản đã có sự phục hồi..
Trong không khí rộn ràng của ngày đầu năm mới, Công ty Cổ phần Thép TVP đã ghi dấu ấn đậm nét với một sự kiện đáng..
Dữ liệu ban đầu của chính phủ cho thấy lượng sản phẩm thép nhập khẩu từ Trung Quốc đã đạt kỷ lục mới trong 8 tháng..
Dự báo cho thấy, lượng nhập khẩu nguyên liệu chính để sản xuất thép có thể tăng từ 10 triệu đến 40 triệu tấn, đạt..
Kinhtedothi - Mặc dù xu hướng sản xuất - bán hàng của ngành Thép trong năm 2024 có xu hướng chậm lại, nhưng các chuyên gia dự..
Tổng thống Biden đã phản đối kế hoạch sáp nhập giữa US Steel và Nippon Steel từ khi thương vụ được công bố vào cuối năm..
Từ chỗ hoang mang, đến nay, doanh nghiệp thép Việt Nam đã làm quen và chủ động hơn trước các vụ kiện phòng vệ thương..
Vượt qua nhiều khó khăn của thị trường và những tồn tại của những năm trước, khép lại năm 2024 hầu hết các chỉ tiêu..